Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Tìm hiểu sơ lược về bệnh áp xe hậu môn

Bệnh áp xe hậu môn là một trong các bệnh lý hậu môn trực tràng khá phổ biến ngày nay, nhưng các thông tin về bệnh thì không phải ai cũng biết. Chính vì không nắm bắt được các nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh nên người bệnh không sớm đi khám để bệnh càng ngày càng nặng thêm. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về căn bệnh này như thế nào.

Áp xe hậu môn là bệnh như thế nào?





  • Đây là hiện tượng xuất hiện các khối mưng mủ xung quanh vùng hậu môn trực tràng. Các mô mềm này chứ mủ và tự vỡ ra sau một thời gian nhất định gây đau đớn, khó chịu, sốt cao cho bệnh nhân. Bệnh nếu không chữa sớm hoặc không đúng cách có thể dẫn tới bệnh rò hậu môn.

Các lí do hình thành bệnh áp xe hậu môn:

  • Do bị viêm nhiễm: Do hậu quả hoặc biến chứng của các bệnh lý hậu môn trực tràng khác như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm nang lông các tuyến mồ hôi ở vùng da hậu môn, các bệnh thông thường khác: suy nhược cơ thể, bệnh thiếu máu, viêm loét đại tràng hay giảm sức đề kháng,…
  • Do sử dụng nhiều thuốc điều trị: lạm dụng các loại thuốc đặc trị các bệnh liên quan đến hậu môn khiến da bị kích ứng, làm hoại tử các mô mềm xung quanh hậu môn.
  • Hậu phẫu thuật các bệnh lý: do không biết cách chăm sóc hoặc vệ sinh các vết thương sau khi phẫu thuật ở vùng niệu đạo, xương cụt, hậu môn, đáy xương chậu khiến các ổ áp xe hình thành.

Biểu hiện thường gặp của bệnh áp xe hậu môn:

  • Cảm giác đau, ngứa, khó chịu đứng ngồi không yên.
  • Xung quanh hậu môn xuất hiện các khối mềm, hơi cứng có chứa mủ bên trong, vỡ ra sau một thời gian, có mùi hôi khó chịu, dễ tái phát và khó lành vết thương.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, lưỡi bẩn, môi khô, sốt, ớn lạnh, đại tiện ra máu, phân có dịch nhầy và mủ bám vào.




Giai đoạn bệnh và phân loại áp xe

  • Bệnh áp xe được các chuyên gia chia làm 4 loại: áp xe dưới các cơ, áp xe hố ngồi trực tràng, áp xe dưới da và niêm mạc, áp xe chậu hông trực tràng. Và 2 giai đoạn chính: giai đoạn chưa thành mủ và giai đoạn đã tụ mủ.

Điều trị bệnh áp xe như thế nào?


  • Theo chia sẻ của các chuyên gia nguyên tắc điều trị bệnh là loại bỏ triệt để mủ trong các ổ áp xe. Đối với các áp xe nhỏ dùng phương pháp gây tê tại chỗ, còn các vi trị áp xe lớn sẽ được các bác sĩ cho dùng một số loại kháng sinh và thực hiện dẫn lưu mủ ra ngoài.
  • Ngoài ra bệnh nhân phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt theo chế độ người bệnh, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn nhất là các vị trí ổ áp xe.
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM